Quy trình giải phóng mặt bằng – làm thế nào cho đúng?

Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, có lẽ bạn đã nghe nhiều về giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai và xuất hiện hàng trăm, hàng ngàn tranh chấp xung quanh vấn đề này. Làm thế nào để hạn chế điều đó, không cách nào khác ngoài thực hiện đúng quy trình giải phóng mặt bằng.

Giải phóng mặt bằng tiến hành khi nào?

Giải phóng mặt bằng là một chuỗi hành động nhằm mục đích chuyển vị trí nhà cửa, các công trình xây dựng và 1 phần dân cư trên mảnh đất thuộc quy hoạch, dành cho việc xây mới, sửa chữa, mở thêm cho công trình khác.

quy trình giải phóng mặt bằng
Một trong những hình ảnh của giải phóng mặt bằng

Việc giải phóng mặt bằng sẽ được tiến hành trong các trường hợp chủ yếu là nhà nước có quyết định thu hồi đất để:

  • Phục vụ cho an ninh – quốc phòng, xây dựng công trình để đóng góp vào kinh tế – xã hội, lợi ích chung của cả cộng đồng
  • Giải quyết các vấn đề vi phạm pháp luật về mảng đất đai
  • Hết thời gian cho thuê, sử dụng đất sai mục đích hoặc tự nguyện bàn giao; những hoạt động trên đất gây nguy hiểm đến an ninh trật tự

Quy trình giải phóng mặt bằng:

Đây là một quá trình khá phức tạp và nhạy cảm, vì thế, muốn đạt được thành công thì phải trải qua đủ 9 bước sau đây:

Bước 1: Công bố quyết định thu hồi đất:

Đây là bước đầu tiên, nhằm mục đích thông báo cho người dân biết rõ về kế hoạch quy hoạch đất, lý do phải tiến hành thu hồi và hạn cuối cùng hoàn thành việc thu hồi là bao lâu.

Thông thường, thời hạn tối đa áp dụng cho việc thu hồi kể từ khi có thông báo là 90 ngày với đất nông nghiệp và 180 ngày với đất khác.

quy trình giải phóng mặt bằng
Quyết định thu hồi phải đảm bảo được công bố công khai

Ngoài việc thông báo trực tiếp đến hộ dân có diện tích đất nằm trong vùng thu hồi, chính quyền địa phương nên có động thái công bố quyết định thu hồi đất rộng rãi trên các phương tiện như qua loa xã phường, dán tại nhà văn hóa… để đảm bảo nguyên tắc công khai – dân chủ.

Bước 2: Tiến hành thu hồi đất

Căn cứ dựa trên Luật Đất đai 2013, cơ quan có đủ thẩm quyền tiến hành nhiệm vụ thu hồi đất với diện tích đất thuộc quỹ đất của xã/phường hoặc của cá nhân đã định cư tại nước ngoài là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tương đương. Có một vài trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ủy quyền cho cấp huyện tiến hành phần việc này.

Bước này cần hoàn thành nhiệm vụ khảo sát tình hình, mức độ đồng ý của khu dân cư với quyết định thu hồi đất và có báo cáo cụ thể để tiếp tục thuận lợi cho các bước về sau.

Bước 3: Kiểm kê đất và các tài sản gắn liền

Lúc này, nhiệm vụ tiến hành bởi Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp cùng đơn vị thực hiện đo đạc, tính toán, kiểm kê. Người dân ở tại mảnh đất cũng phải có thái độ hợp tác, hỗ trợ bên thực hiện nhiệm vụ.

  • Nếu người dân đồng ý với biên bản kiểm kê cũng như diện tích đất trong đó: cho người dân ký vào biên bản
  • Nếu người dân không đồng ý với biên bản: khuyến khích giải quyết mọi thắc mắc ngay tại hiện trường, tiến hành đo đạc lại dưới sự giám sát của các bên để có được sự đồng thuận cao nhất
  • Nếu người dân có thái độ không phối hợp: cán bộ cấp xã chủ động động viên, giải thích, thuyết phục công dân trong vòng tối đa 10 ngày. Nếu quá thời gian trên, bên phía người dùng đất vẫn có động thái chống đối thì tiến hành cưỡng chế

Việc cưỡng chế phải tiến hành theo đúng điều luật số 70 của Luật đất đai 2013, do cơ quan đủ thẩm quyền thực hiện.

Bước 4: Lên phương án bồi thường cho phần đất đã thu hồi, hỗ trợ tái định cư:

Mọi số liệu tính toán cho bước này sẽ dựa trên những nghị định, thông tư ban hành tại địa phương về quy định giải phóng mặt bằng, kết hợp cùng thông số đo đạc, tính toán có được từ bước 3.

Bước 5: Công bố công khai phương án đền bù

Thường mọi khó khăn sẽ xuất hiện tại bước này, phương án đền bù vừa phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Mặt trận tổ quốc cấp xã vừa phải nhận được sự đồng ý của người dân có đất bị thu hồi.

Mọi ý kiến đóng góp, phản ánh, thậm chí không đồng ý của người dân đều phải được ghi chép lại, lấy cơ sở để bên thực hiện đền bù căn cứ mà đưa ra phương án tối ưu hơn trong khả năng có thể, để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong thời gian hạn trước.

Bước 6: Hoàn thiện phương án

Sau khi nhận được sự thống nhất cao từ phía người dân, phương án hoàn chỉnh được lập ra. Từ đó tạo ra các mẫu hồ sơ đền bù đất, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân có trong danh sách.

Bước 7: Phê duyệt phương án

Việc phê duyệt phương án sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành và chỉ trong vòng 1 ngày kể từ khi nộp hồ sơ sẽ có kết quả và quyết định chính thức.

Bước 8: Tổ chức bồi thường trực tiếp

30 ngày sau khi có quyết định thu hồi đất được ban hành, cơ quan địa phương tiến hành trao trả số tiền đền bù, chuyển diện tích đất mới cho gia đình và hỗ trợ ổn định cuộc sống sau giải phóng mặt bằng.

Với những hộ gia đình vẫn còn tranh chấp đất đai, mọi quyền lợi về giải phóng mặt bằng sẽ được chuyển giao vào Kho bạc nhà nước và sẽ được trao trả nguyên vẹn sau khi giải quyết ổn thỏa

Bước 9: Bàn giao mặt bằng cuối cùng

Đây là bước thể hiện kết quả của tổng 8 bước kể trên. Người dân chủ động trao trả mặt bằng sau khi nhận khoản đền bù. Ai không thực hiện giao đất thì sẽ bị cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật.

quy trình giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng – bước gần cuối của quy trình

09 bước trong quy trình giải phóng mặt bằng nghe thì có vẻ dễ dàng nhưng việc tiến hành chúng trong thực tế chưa bao giờ là đơn giản cả. Nhưng nếu bạn sắp phải làm nhiệm vụ này, cũng đừng quá lo lắng, luôn ghi nhớ tuân theo nguyên tắc “công khai – dân chủ – đảm bảo đúng pháp luật” với thái độ mềm mỏng, khéo léo, cùng tinh thần thấu hiểu, sẵn sàng hỗ trợ nhiệt tình cho hộ dân trong vùng bị giải tỏa. Mọi việc sẽ hoàn thành rất thuận lợi đó!

Tin tức liên quan

Leave A Reply