Tìm hiểu hợp đồng đơn giá cố định là gì? Những điều bạn cần nắm rõ

Khái niệm về hợp đồng đơn giá cố định? Những quy định về hợp đồng này? Hay những nguyên tắc cần phải đảm bảo khi thực hiện hợp đồng là gì? Chắc hẳn không phải ai cũng có thể hiểu rõ, cũng như đầy đủ nhất. Vật, hãy cùng chúng tôi giải thích những thắc mắc đó ở bài viết dưới đây nhé!

hợp đồng đơn giá cố định

Hợp đồng đơn giá cố định là gì?

Loại hợp đồng đơn giá cố định theo luật đấu thầu tại năm 20213 được hiểu cụ thể là: Đây là một dạng văn bản thể hiện sự thỏa thuận ở các bên và sẽ có quy định trong thời gian bạn thực hiện không có sự thay đổi về đơn giá trong tất cả nội dung về công việc thể hiện ở hợp đồng.

Các trường hợp sẽ sử dụng đến loại hợp đồng theo đơn giá cố định này bao gồm:

  • Các gói thầu, cũng như công trình thực hiện một cách lặp đi lặp lại trong công việc. Và các đơn giá được xác định dựa trên các điều kiện xác thực, tuy nhiên khối lượng công việc sẽ có thể không lường trước được.
  • Để có thể xác định được đơn giá phù hợp, tránh những rủi ro có thể xảy ra khi đơn giá là cố định, thì chủ thầu thực hiện phải là một người có kỹ năng, có nhiều kinh nghiệm, hay có năng lực.
  • Thị trường sẽ có thể ổn định giá, khi mà thời gian công việc được thực hiện trong hợp đồng là 12 tháng hoặc hơn.

Nguyên tắc về thanh toán trong hợp đồng đơn giá cố định

Theo luật về đấu thầu năm 2013 của Việt Nam, thì nguyên tắc về thanh toán trong hợp đồng đơn giá cố định bao gồm có:

  • Giá trị thanh toán của hợp đồng được tính bởi tích của đơn giá dạng cố định với khối lượng/ số lượng công việc mà nhà thầu phải thực hiện trong thực tế.
  • Đối với các công việc đang thực hiện xây lắp, thì sẽ có 2 trường hợp:
  • Trường hợp 1: Số lượng công việc ghi trong hợp đồng lớn hơn số lượng công việc nhà thầu phải thực hiện trong thực tế. Lúc bấy giờ giá trị thanh toán vẫn được thực hiện như trên, và nhà thầu chỉ được thanh toán đúng mức công việc đã thực hiện trong thực tế.
  • Trường hợp 2: Số lượng công việc ghi trong hợp đồng nhỏ hơn số lượng công việc nhà thầu phải thực hiện trong thực tế.  Lúc bấy giờ giá trị thanh toán vẫn được thực hiện như trên, và nhà thầu được thanh toán với đơn giá ghi trên hợp đồng.
  • Bản nghiệm thu về khối lượng đã hoàn thành chính là căn cứ để thực hiện thanh toán. Biên bản chỉ có giá trị khi mà nhà thầu, và chủ đầu tư xác nhận.

Hồ sơ để thực hiện thanh toán hợp đồng đơn giá cố định

hợp đồng đơn giá cố định

Vậy khi thực hiện thanh toán, bạn cần phải chuẩn bị những hồ sơ gì. Cùng tham khảo nhé!

  • Biên bản về nghiệm thu số lượng/khối lượng công việc đã thực hiện thực tế, và nhà đấu thầu, hay chủ đầu tư đã xác nhận biên bản đấy.
  • Bản xác nhận về khối lượng công việc đã được tăng hay giảm so với trong hợp đồng. Và điều này cũng đã được chủ thầu và chủ đầu tư xác nhận
  • Bản đề nghị thực hiện thanh toán từ nhà thầu. Nội dung cần có:
  • Số lượng công việc đã được hoàn thành
  • Giá trị công việc đã hoàn thành
  • So với hợp đồng thì giá trị đã giảm hay tăng như thế nào
  • Trong quá trình thực hiện thì giá trị đã tạm ứng là bao nhiêu
  • Trong giai đoạn thực hiện thanh toán thì giá trị đề nghị thanh toán là bao nhiêu.
  • Ngoài ra, với các công việc về mua sắm mặt hàng hóa: Quy định hồ sơ thanh toán sẽ tùy thuộc vào tính chất của sản phẩm để thực hiện sao cho phù hợp nhất với nhà thầu, nhà đầu tư. Có thể bao gồm:
  • Hóa đơn thực hiện từ nhà thầu
  • Danh mục sản phẩm hàng hóa
  • Giấy chứng nhận về đảm bảo chất lượng
  • Giấy minh chứng về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
  • Một số chứng từ khác liên quan.

Hợp đồng đơn giá cố định có những quy định gì?

hợp đồng đơn giá cố định

Vậy một bản hợp đồng đơn giá cố định, cần đảm bảo thực hiện đúng chuẩn các quy định sau đây:

  • Tiêu chuẩn để áp dụng, cũng như khối lượng chủ yếu của công việc: Cần phải nêu rõ các công việc thực tế thực hiện, cũng như các tiêu chuẩn đối với từng sản phẩm để tiến hành sử dụng bên trong bản hợp đồng đơn giá cố định này.
  • Tiến độ, và thời gian thực hiện: Các nội dung sau đây bắt buộc phải có bên trong bản hợp đồng này, chính là:
    • Thời gian bắt đầu công việc, và thời gian hoàn thành công việc.
    • Tổng tiến độ công việc của cả dự án, và tiến độ thực hiện của từng sản phẩm, danh mục.
    • Nếu như các nhà thầu, và nhà đầu tư ký nhiều hợp đồng cùng một lúc, thì phải kiểm tra xem tiến độ thực hiện của các hợp đồng phải khớp với tiến độ của dự án đó.
  • Hợp đồng đơn giá cố định có giá như thế nào: Bên giao thầu và bên nhận thầu sẽ thỏa thuận giá được ghi vào bên trong hợp đồng đơn giá cố định. Và trong quá trình thực hiện sẽ không có sự thay đổi, ngoại trừ trường hợp đặc biệt.
  • Và giá thanh toán được tính như sau: Giá trị thanh toán của hợp đồng được tính bởi tích của đơn giá dạng cố định với khối lượng/ số lượng công việc mà nhà thầu phải thực hiện trong thực tế.
  • Quy định về tạm ứng loại hợp đồng: Khi hợp đồng dạng đơn giá cố định có hiệu lực thì sẽ được thực hiện việc tạm ứng. Sẽ là mức mà hai bên nhà thầu thỏa thuận với nhau.
  • Quy định về hợp đồng được thanh toán ra sao?
    • Hai bên có thể thực hiện công tác thanh toán của mình dựa vào khối lượng/số lượng công việc đã hoàn thành, hay theo giai đoạn thực hiện công việc.
    • Ngoài ra, nếu có thể thì sau khi hoàn thành xong toàn bộ công việc trong dự án, rồi mới tiến hành thanh toán với đơn giá cố định được ghi trong hợp đồng.

Lời kết

Qua bài viết, chúng tôi đã đem đến cho bạn những thông tin vô cùng bổ ích về hợp đồng đơn giá cố định là gì?. Cụ thể có thể nhắc đến như: khái niệm của loại hợp đồng này, những quy định trong việc sử dụng hợp đồng, cùng với hồ sơ và nguyên tắc để thực hiện bản hợp đồng.

Chính bởi vậy, hy vọng qua bài viết bạn có thể có góc nhìn sâu hơn về dạng hợp đồng này, cũng như biết sử dụng hợp đồng này khi cần thiết mà không hề bị động.

Tin tức liên quan

Leave A Reply