Hướng dẫn cách đặt ống bể tự hoại đúng cách

Để một bản thiết kế đạt công năng tối ưu nhất khi đưa vào sử dụng, thì bước xây dựng công trình phụ là không thể thiếu. Trong đó, công đoạn xây dựng và lắp đặt các ống bể tự hoại sao cho đạt yêu cầu là điều vô cùng quan trọng. Nếu các đường ống được lắp đặt đúng quy cách, thì việc lưu trữ chất thải đạt hiểu quả tốt nhất, đảm bảo vệ sinh và độ bền của công trình phụ trợ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin về cách đặt ống bể tự hoại để mỗi chúng ta có thể giám sát thợ một cách tốt hơn, hoặc tự tay lắp đặt đường ống cho bể tự hoại của gia đình mình.

Hướng dẫn cách đặt ống bể tự hoại đúng cách

Các loại ống bể tự hoại.

Muốn biết cách lắp đặt các đường ống trong bể tự hoại một cách chính xác và hợp lý thì điều đầu tiên chúng ta cần biết chính là ống bể tự hoại có những loại nào? vai trò của chúng ra sao trong việc xả thải? Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp tới quý độc giả thông tin về các loại ống bể tự hoại và vai trò của chúng.

Hướng dẫn cách đặt ống bể tự hoại đúng cách

  • Ống xả thải: Là đường ống để chất thải có thể lưu thông từ bồn cầu xuống bể phốt. Ống có kích thước càng lớn thì việc lưu thông càng dễ dàng, hạn chế tối đa nguy cơ tắc nghẽn. Kích cỡ ống xả thải bình thường nằm trong khoảng Ø60 – Ø140. Đối với hộ gia đình, ống xả thải thường có kích thước Ø90.
  • Ống thông giữa các ngăn: Thường có đường kính tối thiểu là Ø110, người ta cũng có thể dùng các lỗ thông thay cho đường ống. Đường ống hay lỗ thông được đặt giữa ngăn lắng và ngăn lọc, giúp quá trình vận hành chất thải diễn ra theo đúng kỹ thuật và thiết kế ban đầu. 
  • Ống thoát nước: Chất thải sau khi vào bể tự hoại sẽ được phân hủy dần tạo thành các thể bùn, lỏng, khí. Nhiệm vụ của ống thoát nước là dẫn lượng nước thừa do quá trình phân hủy của chất thải ra ngoài, đảm bảo mực nước trong bể luôn ở mức cân bằng cho quá trình vận hành.
  • Ống thoát khí: Là đường ống không thể thiếu trong quá trình xây dựng bể tự hoại. Ống này có nhiệm vụ dẫn lưu các khí H2S, SO2, CH4 được tạo ra trong quá trình phân hủy chất thải ra ngoài, đảm bảo áp suất trong hầm cầu được cân bằng, tránh tình trạng nổ bể phốt.

Cách đặt ống bể tự hoại.

Với nhiệm vụ quan trọng của từng loại ống trong quá trình xây dựng bể tự hoại thì việc lắp đặt các đường ống để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cũng là một vấn đề thiết yếu. Khi các đường ống được lắp đặt đúng, cả hệ thống vận hành một cách chính xác và hiệu quả, tối ưu hóa công năng sử dụng. Việc lắp đặt ống bể tự hoại có 4 công đoạn: Đặt ống xả thải, ống thông (lỗ thông) giữa các ngăn, ống thoát nước và ống thoát khí.

Hướng dẫn cách đặt ống bể tự hoại đúng cách

Đặt ống xả thải:

Ống xả thải nên đặt ở vị trí càng cao càng tốt, chiều dài của ống càng ngắn càng tốt. Để làm được điều đó thì cần có sự tính toán kỹ trong quá trình xây dựng, tuy nhiên khoảng cách tối thiểu giữa ống xả thải và mặt nước trong bể là 200mm để đảm bảo chất thải được lưu thông một cách tốt nhất. Đây cũng là độ dốc lý tưởng để chất thải không bị tắc nghẽn tại các vị trí gấp khúc.

Đặt ống thông, lỗ thông giữa các ngăn:

Để đặt ống thông hoặc lỗ thông giữa các ngăn, chúng ta cần dựa vào vào kích thước và cấu tạo của bể phốt. Bởi mỗi kích thước của bể sẽ phù hợp với những cách đặt ống thông khác nhau để hệ thống được vận hành tốt nhất có thể.

Có 2 cách đặt ống thông (lỗ thông) đó là đặt tại ví trí gần cuối đáy bể hoặc đặt ống thông ở vị trí cách 1/3 miệng bể để đảm bảo độ cao cần thiết giữa các ngăn. Nên đặt các lỗ thông ở vị trí so le hoặc cách đều nhau với kích thước lỗ thông khoảng 200 x 200mm (Ống thông thì sẽ dùng kích thước 110mm).

Đặt ống thoát nước.

Ống thoát nước giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình xử lý chất thải, bởi vậy việc lắp đặt ống thoát nước cũng có những lưu ý nhất định.

Vị trí đặt ống lý tưởng là ở khoảng cách 200mm so với thành bể tự hoại để việc xả nước tràn trở nên thuận lợi nhất, giữ mực nước trong bể được ổn định. Bên cạnh đó, để đảm bảo đường ống không bị tắc do quá trình xả nhanh và liên tục, chúng ta nên sử dụng ống có kích thước tối thiểu là 110mm. Đây cũng là kích thước hợp lý để việc thông hút bồn cầu (khi cần) diễn ra một cách thuận lợi bởi hầu hết các dịch vụ thông hút bồn cầu đều đang sử dụng loại ống có đường kính 65 -90mm. 

Đặt ống thoát khí.

Như đã nói, ống thoát khí là một đường ống rất quan trọng, có tác dụng ngăn chặn mùi hôi thối bốc lên khi xả nước bồn cầu. Đồng thời, nó cũng hạn chế các nguy cơ nứt vỡ bể phốt do tăng áp suất bởi các khí phát sinh trong quá trình xử lý chất thải. Việc lắp đặt ống thoát khí cần vô cùng cẩn thận và chi tiết, bởi chỉ cần lắp sai, hậu quả phải gánh chịu sẽ rất nặng nề.

Ống thoát khí được đặt trong ngăn lắng, ở khoảng cách 200-400mm so với nắp hầm. Kích thước ống thông khí có đường kính 27mm và được đặt theo hướng thẳng đứng lên trời, hạn chế các đường gấp khúc để khí độc có thể thoát ra một cách dễ dàng nhất.

 

Với những thông tin đã cung cấp ở trên về tầm quan trọng của các đường ống cũng như cách đặt ống bể tự hoại, chúng tôi hy vọng quý độc giả có thể áp dụng nó trong thực tế. Cho dù chúng ta không trực tiếp thi công, cũng sẽ có đủ kiến thức để giám sát tay nghề của thợ, để kịp thời phát hiện ra những sai sót, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh trong quá trình sử dụng.

 

Tin tức liên quan

Leave A Reply