Tranh chấp đất đai vẫn thường xuyên xảy ra giữa các chủ hộ, hay những thành viên trong gia đình. Để giúp bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về nội dung này, bài viết ngoài cung cấp mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, sẽ cung cấp cho bạn thêm những thông tin liên quan về nội dung này.
Pháp luật quy định về tranh chấp đất đai
Nguyên nhân của tranh chấp đất đai thường là sự bất đồng, xung đột giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Khi không thể hòa giải, hai bên sẽ đưa đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai để pháp luật giải quyết.
Những vấn đề chính của tranh chấp đất đai
- Khi đối tượng của tranh chấp đất đai liên quan đến quyền sử dụng, quản lý và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt, mà không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp thì xảy ra tranh chấp đất đai.
- Các chủ thể tranh chấp chính là người đang quản lý và sử dụng đất, tuy nhiên họ không có quyền sở hữu đối với mảnh đất mà họ đang có.
- Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể ngoài việc lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp bị ảnh hưởng, mà còn liên quan ngay cả lợi ích của Nhà Nước.
Các dạng tranh chấp đất đai
Về quyền sử dụng đất (QSDĐ)
- Tranh chấp ranh giới đất: Xảy ra giữa những người sử dụng đất với nhau, có mâu thuẫn về ranh giới giữa những vùng đất họ sử dụng và quản lý.
- Tranh chấp về QSDĐ, tài sản trong quan hệ thừa kế; quan hệ ly hôn giữa vợ và chồng liên quan đến đất đai, đến quyền sở hữu, sử dụng đất.
- Đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất của người thân, người có quan hệ huyết thống. Do trong những giai đoạn trước đây đất đai đã được chia cấp cho người khác qua khi tiến hành điều chỉnh ruộng đất.
- Khi hai bên tranh chấp là đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới; đồng bào địa phương với các tổ chức sử dụng đất.
Về quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất
Khi một bên vi phạm hoặc không làm đúng nghĩa vụ của mình đối với bên kia, dẫn đến hai bên tranh chấp đất đai như sau:
- Quá trình thực hiện hợp đồng về các hoạt động chuyển đổi, chuyển nhượng,.. không được sự đồng thuận của hai bên, nên xảy ra tranh chấp.
- Tranh chấp về việc đền bù giải phóng mặt bằng khi Nhà nước tịch thu lại đất để sử dụng vào mục đích của đất nước như là an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia.
Về mục đích sử dụng đất
Trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất, nhóm đất nông nghiệp xảy ra tranh chấp như đất trồng lúa với đất nuôi tôm, đất trồng cà phê và đất trồng cây cao su; đất hương hỏa và đất thổ cư…
Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
Bạn điền thông tin theo những chỉ dẫn sau:
Mục Kính gửi: Điền tên UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) của đất đang tranh chấp.
Thông tin về người làm đơn: Ghi họ và tên, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại của chủ thể làm đơn.
Tóm tắt sự việc dẫn tới hai bên tranh chấp
- Nêu sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai theo trình tự thời gian cụ thể, và chính xác.
- Nêu nội dung tranh chấp giữa 02 bên liên quan đến diện tích đất cần phải giải quyết.
Yêu cầu giải quyết
Người làm đơn phải nêu rõ yêu cầu cần giải quyết vì có khá nhiều loại tranh chấp liên quan đất đai như tranh chấp về ranh giới thửa đất, người sử dụng đất hợp pháp…
Lưu ý: Đối với tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất sẽ được giải quyết theo quy định pháp luật dân sự về phân chia di sản thừa kế.
Các giấy tờ kèm theo là Sổ đỏ, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác liên quan đến đất đai xảy ra tranh chấp như diện tích đất.
Như đã trình bày, giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai cần phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung liên quan trước khi đưa đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai với cơ quan có thẩm quyền. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi nhé.